Bánh oản Hà Nội là một loại bánh xuất hiện từ rất lâu đời. Trong mỗi dịp lễ lạt không thể thiếu được chiếc bánh này. Vậy bánh oản Hà Nội là gì? Điều gì khiến chiếc này trở thành tinh hoa bao đời nay tại vùng đất nghìn năm văn hiến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở bài viết này.
Bánh oản Hà Nội là món ăn như thế nào?
Bánh oản hay còn có nhiều tên gọi khác nhau như phẩm oản, oản bột, oản đường,… Đây là thứ bánh quen thuộc được người Hà Nội nói riêng và nhiều vùng miền khác nói chung dâng lên ban thờ vào những dịp lễ quan trọng. Nơi chúng ta có thể thấy nhiều bánh oản nhất ấy là trong đền chùa, miếu mạo. Những chiếc bánh này được gói trong những chiếc vỏ đẹp mắt với nhiều màu sắc khác nhau.
Chiếc bánh này được người dân ta cung kính dâng lên Thần Linh, Đức Phật,… với sự thành kính nhất ở nhiều đời qua. Chiếc bánh oản Hà Nội có hình dáng giống như một tòa tháp nhỏ với đế trụ, đỉnh chóp bằng nhưng thân không có góc cạnh. Những chiếc bánh nhỏ nhắn ấy với biểu trưng như không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc. Điều này cũng giống như lời Đức Phật dạy rằng trên cõi đời này vạn vật đều không có giới hạn.
Cũng có nhiều ý kiến nhận định rằng, hình ảnh của chiếc oản giống như chiếc chuông nhỏ. Biểu tượng sâu sắc của tín ngưỡng Phật giáo. Dù với nhiều những nhận định khác nhau về hình dạng của chiếc oản nhưng đây vẫn là một loại lễ vật trên mâm cỗ cúng gắn liền với văn hóa Hà Thành, cũng như nhiều tỉnh thành khác ở nước ta.
Bánh oản Hà Nội có ăn được không?
Bánh oản là một món bánh tinh tế được dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên, bàn thờ Đức Phật,… để tổ lòng tôn kính, biết ơn. Chính vì vậy, tất nhiên món bánh này ăn được và thậm chí là ăn rất ngon.
Những chiếc bánh oản được tạo ra với hình chóp bằng được đóng bởi những chiếc khuôn gỗ. Kích thước của chúng có thể tùy thuộc vào yêu cầu, mong muốn của khách hàng. Ngoài ra, có nhiều nơi còn khá cầu kỳ khi tạo họa tiết hình rồng phượng, chữ Phúc – Lộc – Thọ, hình hoa sen, trái đào,… quanh chiếc bánh oản, ẩn chứa những mong ước, ý nghĩa.
Bánh oản mỗi vùng có nhiều tên gọi khác nhau, hầu hết tên gọi phụ thuộc vào nguyên liệu làm ra chiếc bánh đó. Ví dụ như: bánh oản bột hình tinh – bánh không nhân, được làm từ bột huỳnh tinh, bánh oản bột nếp – bánh oản được làm từ bột nếp, bánh oản đậu xanh – bánh oản được làm từ bột đậu xanh, bánh oản đậu ván – bánh oản được làm từ bột đậu ván,…
Bên ngoài chiếc bánh oản được gói với giấy nhiều màu nên nhiều nơi còn gọi bánh oản là bánh ngũ sắc. Bởi màu sắc bắt mắt, sặc sỡ như vậy nên không chỉ để thắp hương mà trẻ con cũng rất thích thú món bánh này. Hi vọng với sự yêu thích này, chiếc bánh oản Hà Nội sẽ mãi được lưu truyền và gìn giữ.
Bánh oản Hà Nội thường xuất hiện trong những dịp nào?
Bánh oản Hà Nội ngày nay vẫn được gìn giữ và phát triển với nhiều loại khác nhau. Chiếc bánh oản được thành kính dâng lên ban thờ gia tiên, ban thờ Thần Tài, ban thờ Đức Phật,… Những chiếc bánh oản được dâng lên ban thờ với những ý nghĩa khác nhau. Sau đây, chúng tôi xin phép giải thích ý nghĩa của bánh oản Hà Nội trên ban thờ.
Bánh oản Hà Nội xuất hiện trên ban thờ Thần Tài
Trong tín ngưỡng nhiều đời nay của nhân dân ta, ban thờ Thần Tài là nơi để cầu may mắn, rủng rỉnh về tiền bạc. Những gia đình kinh doanh rất chú trọng tới bàn thờ Thần Tài và thường đặt ban thờ ở gần cửa ra vào. Ban thờ Thần Tài càng trang trí lộng lẫy thì chính tỏ việc kinh doanh càng phát đạt. Do đó, nhiều gia đình thường đặt mâm oản với màu sắc sặc sỡ vàng, đỏ để thờ Thần Tài.
Bánh oản Hà Nội trên bàn thờ gia tiên
Bàn thờ gia tiên là nơi mà con cháu tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Trên ban thờ gia tiên ngoài hương hóa, trái cây, nến thơm thì bánh oản cũng không thể thiếu.
Bởi vì, bánh oản là một loại bánh truyền thống, đẹp mắt, hương vị lại ngon, có vẻ ngoài sang trọng. Vậy nên, loại bánh này rất phù hợp để dâng lên bàn thờ gia tiên, bày tỏ lòng biết ơn, chuẩn đạo lý bao đời nay của dân tộc Việt Nam ta.
Bánh oản Hà Nội xuất hiện ở đình chùa
Một nơi mà chúng ta thường xuyên bắt gặp hình ảnh của chiếc bánh oản đó là trên ban thờ Đức Phật trong đình chùa, miếu mạo. Những chiếc bánh này thường xuyên xuất hiện trong đình chùa vì đây như một truyền thống lâu đời, không thể thiếu. Hơn thế, với sự biến tấu, phát triển, những chiếc bánh oản hiện tại đẹp mắt và tinh tế hơn rất nhiều.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về chiếc bánh oản Hà Nội. Chiếc bánh là niềm tự hào về truyền thống bao đời nay của dân tộc Việt Nam ta. Hi vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về chiếc bánh oản, yêu thích, gìn giữ và không để nét văn hóa này bị mai một.
Bài viết liên quan: